Là một trong 5 dung dịch quan trọng bậc nhất đối với động cơ ô tô. Nước rửa kính ô tô được đổ vào két nước, và là chất lỏng được bơm qua vòi xịt dưới động cơ của máy bơm, sau đó cần gạt sẽ là công cụ hỗ trợ vệ sinh bề mặt kính ô tô. |
Tầm quan trọng và các yêu cầu kỹ thuật đối với nước rửa kính ô tô Chúng ta thường hiểu một cách đơn giản về nuoc rua kinh o to rằng nó chỉ có tác dụng như nước rửa thông thường nhằm rửa trôi bụi bẩn trên bề mặt kính chắn gió (kính lái hoặc kính hậu ô tô) khi cần thiết. Vì thế, cách sử dụng của mỗi người cũng có những thói quen khác nhau, có người thì chỉ cần đổ nước máy, có người đổ nước Lavie, có người cẩn thận hơn pha lẫn nước sạch với một tỷ lệ nhất định nước rửa bát, những người có kinh nghiệm và hiểu hơn chút nữa thì sử dụng nước rửa kính ô tô chuyên nghiệp. Về nước rửa kính ô tô chuyên nghiệp cũng có rất nhiều loại với những ưu, nhược điểm khác nhau. Vai trò của Nước rửa kính ô tô Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phần các chất bẩn bám trên bề mặt kính chắn gió ô tô khi hoạt động bao gồm những gì? Thành phần bụi bẩn bám trên bề mặt kính chắn gió trong quá trình xe lưu thông hoặc đỗ tại garage, bãi đỗ xe sẽ bao gồm có: bụi bẩn từ môi trường (các hạt bùn đất có kích thước rất nhỏ), các loại hóa chất như nhựa cây, phân chim, phân côn trùng (ruồi, muỗi…) đặc biệt vào mua ẩm ướt khi xe lưu thông những khu vực có nhiều côn trùng nhỏ như muỗi, giãn, thiêu thân… thì các côn trùng này có thể lao vào kính chắn gió và xác của chúng bị vỡ ra bám trên bề mặt kính (nếu bị khô sẽ rất khó rửa trôi). Để rửa sạch các chất bẩn này thì chỉ với nước sạch thông thường không pha chế thêm các hóa chất, phụ gia khác (nước cất) thì chỉ đảm bảo việc rửa trôi khi phun lên kính, chứ không có tác dụng tẩy rửa, hòa tan các hóa chất hoặc xác côn trùng chết trên đó. Và lưỡi chổi gạt mưa chỉ có tác dụng gạt các chất bẩn trên bề mặt, nhưng với các loại hóa chất, chất bẩn khác khi bám trên bề mặt kính mà tạo thành lớp màng mỏng, khó tẩy thì không thể gạt sạch được. Tiếp theo, chúng ta sẽ phân thích thành phần của nước. Theo lý thuyết, thành phần của nước tinh khiết chỉ bao gồm có H2O, tuy nhiên trên thực tế không phải khi nào chúng ta cũng có sẵn nguồn nước tinh khiết mà thông thường sẽ sử dụng nguồn nước tự nhiên hoặc qua chỉ qua một số khâu lọc nhất định. Nếu trong thành phần nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ (do quá trình vận chuyển trong đất có giai đoạn nước hòa tan các hợp chất có chứa Ca và Mg) thì gọi là nước cứng, ngược lại nước chứa ít hoặc không có ion Ca2+ / Mg2+ thì gọi là nước mềm. Nước cứng có tác hại lớn khi sử dụng, đặc biệt với các loại nước cứng tạm thời(trong thành phần nước có chứa các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2) các loại muối này sẽ tạo kết tủa bám trên bề mặt của vật dụng chứa khi sử dụng. Cặn Canxi bám bên trong bề mặt của vật dụng khi dùng nước cứng Nếu nước dùng để pha chế nước rửa kính mà không được khử cứng trước khi pha thì sẽ gây ra các cặn trên đường ống, hệ thống nước rửa kính xe và dần sẽ gây tắc, hư hỏng. |
Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Thương Mại Quốc Tế Hoàng Nam
Địa Chỉ: Lô 6, Tổ Dân Cư Số 9, Xã Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Hotline: 0243 9991 8666 - 0967 983 866
Email: hoangnamjsc2020@gmail.com